Biệt Liên thủy sinh (Barclaya longifolia) là một thành viên lạ thường của họ sen. Nó lạ thường ở một vài khía cạnh. Không giống như hầu hết các loài sen nước có lá tròn, lá nổi trên mặt nước và ra hoa, Biệt Liên có lá hẹp và mọc hoàn toàn dưới nước. Thậm chí nó còn ra hoa dưới nước! Nó là một trong vài loài thực vật có thể phát triển và ra hạt hoàn toàn dưới nước.
Loài này là thực vật bản địa ở khu vực Nam Á, với kinh nghiệm thực địa của bản thân tôi ở vùng Nam Thái Lan, thì nó tương đối phổ biến ở vùng nước trong chảy mạnh, hay ở các dòng suối có nước mềm. Nó thường được thấy ở vùng đất có nhiều mùn, mặc dù tùy thuộc vào đời điểm trong năm, ta có thể thấy các lớp lá xếp dày phía trên lớp mùn khi dòng chảy chậm lại. Cây này cũng thỉnh thoảng được tìm thấy ở các khu vực có nắng chiếu suốt cả ngày, nhưng hầu hết nó ở các khu vực tương đối sâu trong rừng, ở nơi nó chỉ nhận được ánh sáng trực tiếp trong một khoảng thời gian ngắn, còn hầu hết bị che bóng cả ngày.
Như đã nói ở trên, nó ra hoa hoàn toàn dưới nước, và hoa nó của nó tự thụ phấn rồi sẵn sàng ra hạt. Khi túi hạt mở ra, các hạt sẽ được giải phóng giống như một lớp thạch, rồi được phát tán xuống phía dưới dòng nước. Trong vài trường hợp bạn có thể thấy các cây con mọc dày đặc bởi các hạt bị mắc kẹt giữa các rễ cây. Các trường hợp khác chúng đậu lại từng hạt giữa dòng, kết quả là ta có thể tìm thấy từng cây mọc riêng lẻ theo suốt dòng nước. Ta thường thấy Tiêu Thảo Cordata (Cryptocoryne cordata) mọc cùng với Biệt Liên ở chung dòng suối, đôi lúc ta thấy chúng mọc trộn lẫn nhau.
Khi các cây Biệt Liên thủy sinh trở thành cây trưởng thành, chúng cũng sẽ phát triển bộ phận lớn giống như củ để hỗ trợ cho sự phát triển của cây trong những thời điểm khó khăn. Thỉnh thoảng ta cũng thấy cây này ở vùng nước rất nông bởi mực nước hạ thấp trong mùa khô, vì vậy củ dự trữ này có thể giúp cây tồn tại qua các thời điểm khô hạn. Có vẻ lá cũng bị bứt khỏi cây trong các thời điểm lũ lụt của mùa mưa, nó khiến cho cây không thể quang hợp dưới dòng nước lụt sâu đầy bùn. Như vậy củ dự trữ này cũng hữu ích trong cả các điều kiện như vậy.
Biệt Liên thủy sinh là một loài cây đáng ca ngợi. Ngày trước đôi lúc rất khó để tìm được một các củ giống tốt. Rất nhiều lần mọi người mua phải củ không bao giờ mọc, khiến họ nghĩ đây là một loại cây khó. Thật sự không phải vậy nếu bạn bắt đầu bằng giống khỏe mạnh. Tin tốt là cây này đã được nhân giống bằng phương pháp cấy mô. Tin xấu là cây con cấy mô sẽ chưa có phần củ dự trữ. Điều đó có nghĩa là nó phụ thuộc hoàn toàn vào người chơi thủy sinh sẽ cung cấp cho nó lượng dinh dưỡng vừa đủ, cho tới khi nó bắt đầu tạo củ theo thời gian. Cây này phát triển rất tốt dưới ánh sáng trung bình, mặc dù điều này là không cần thiết nhưng nó phát triển tốt nhất nếu được bổ sung CO2.
Cây này có vài mầu sắc khác nhau. Loại tôi thích nhất có màu xanh sa-tanh ở phần mặt trên của lá và màu tím nhạt bên dưới. Không may là nó có vẻ không được ưa chuộng, nên loại có màu đỏ sậm trở thành loại được trồng phổ biến trong bể thủy sinh. Tuy nhiên đây cũng là một loại cây đáng yêu, đặc biệt là khi bạn muốn có một cây màu đỏ tuyệt đẹp ở trung tâm.
Thỉnh thoảng tôi nghe thấy rằng Biệt Liên chuyển sang ngủ đông trong bể. Không cần phải chuyển nó ra khỏi bể. Nếu điều này xảy ra thì bạn cứ để mặc nó đấy chừng nào nó được nuôi dưỡng đầy đủ trước khi ngủ đông, cây sẽ mọc lại khi nó sẵn sàng.
Một trong các điểm thú vị của Biệt Liên đó là khả năng sẵn sàng ra hoa trong bể. Đứng trên khía cạnh của loài sen nước, thì hoa của nó rất khiêm tốn, tuy nhiên thì ta vẫn thấy thú vị khi xem hoa nở dưới nước. Cứ để hoa tự phát triển và hạt sẽ ra thôi. Tôi tường để cho hạt tự phân bố trong bể. Qua một thời gian vài tháng các bạn sẽ thấy Biệt Liên mọc ở những nơi không ngờ tới. Khi nó mọc đủ lớn bạn có thể di chuyển nó tới nơi mong muốn. Nếu muốn tận dụng tối đa việc nhân giống, bạn có thể thử thu hạt giống bằng cách quấn lưới, loại dùng làm vợt bắt cá, nhẹ nhàng quanh bông hoa. Khi các hạt đã chín, và túi hạt đã vỡ, bạn có thể gieo hạt trong bể nông với một lớp nền tốt, cho nước sâu hơn theo thời gian cây lớn lên…