Boron được thực vật hấp thụ dưới dạng Axit Boric không phân ly B(OH)3, nhưng cũng có thể ở dạng B(OH)4–. Trong tự nhiên, Boron được giải phóng bằng cách làm mòn các khoáng chất trong đá như glimmer và tourmaline, cũng có trong một số đá khác. Các loại đá có tính Axit như granit rất nghèo Boron, trong khi đó nồng độ Boron ở nước biển rất cao (xấp xỉ 5mg/L). Trong nước ngọt, nồng độ Boron chủ yếu dưới 0.1 đến 0.5 mg/L.
Tầm quan trọng của Boron đối với thực vật đã được biết đến từ những năm 1930 và cũng có nhiều mô tả về tác động lên thực vật khi thiết hụt Boron, một số đặc trưng được biểu hiện như biến dạng, vàng lá, hoại tử ở lá, chồi non và ngọn rễ. Tuy nhiên, chức năng của nó trong thực vật vẫn còn là một ẩn số. Trong thực vật, sự thiếu hụt Boron thường được biết qua quan sát, đặc biệt là vào mùa khô hạn kết hợp với sự phát triển mạnh trong mùa hè (ví dụ như bị thối khô trong củ cải đường). Thực vật trên cạn cũng gặp vấn đề về việc hấp thu Boron khi pH trong đất hơn 7 hay trong đất có hàm lượng cao sắt và nhôm hydroxides. Tùy theo loài mà thực vật cần lượng Boron khác nhau để tăng trưởng. Dioctyledons (thực vật hai lá mầm) cần nhiều Boron hơn monoctyledons (thực vật một lá mầm), đặc biệt là các loài cỏ.
Trái ngược với nhiều thành phần dinh dưỡng khác, Boron không phải là một phần của bất kỳ enzyme nào. Boron trong thực vật được liên kết trong các thành tế bào, cùng với các hợp chất khác giúp ổn định thành tế bào.
Một chức năng quan trọng của nguyên tố này là vận chuyển đường đến các vùng tăng trưởng (mô phân sinh) trên chồi và chóp rễ. Sự vận chuyển đường có lẽ cũng giải thích vai trò của Boron trong các quá trình chuyển hóa khác nhau như phân vùng và biệt hóa tế bào, quang hợp, chuyển hóa Nitơ, Phốt pho, hormone và chất béo, hấp thu muối, chức năng của màng tế bào cũng như thụ tinh của noãn cái trong hoa (sự phát triển của ống phấn hoa). Nó cũng quan trọng trong việc sản xuất tinh bột, từ đó cellulose được hình thành, một nguyên liệu quan trọng cho sự hình thành của các thành tế bào. Hơn nữa, Boron đóng một vai trò trong việc khử enzyme sắt thành một dạng khác để cây có thể hấp thu thông qua rễ. Thiếu Boron dẫn đến thiếu hấp thu sắt và các chất dinh dưỡng khác như Magiê, Canxi, Kali và Phốt phát, các chất đó đều có nhiều tác dụng thứ yếu trong việc phát triển của cây.
Có những loài thực vật trong đó Boron là một loại dinh dưỡng bất động, và các triệu chứng thiếu Boron được nhìn thấy rõ ở các khu vực đang phát triển của cây. Các thực vật khác có thể vận chuyển Boron trong Phloem của chúng (mô mạch để đồng hóa) đến các vùng đang sinh trưởng của chúng, và hàm lượng Boron giúp lá cây cứng cáp hơn, điều đó sẽ giảm khi bị thiếu hụt Boron.
Thực vật trên cạn có thể hấp thụ Boron rất nhanh khi được bón trực tiếp trên lá của chúng, điều này cũng xảy ra ở thực vật dưới nước.