Cá Bạc Đầu – Aplocheilus Panchax

Kết hợp giữa gam màu đỏ và xanh lam, loại cá rất khó nuôi trứng và cá con rất nhỏ (phát triển rất chậm) bù lại tính chất rất thuần và không hay công kích với các loài khác do đặc tính hiền.

cá bạc đầu
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn

Hình ảnh cá Bạc Đầu. Nguồn: Wikipedia.

Một số thông tin về loài cá Bạc Đầu

  • Họ: cá chép răng – Cyprinodontide.
  • Phân bố: có nguồn gốc thuộc vùng Ấn Độ và Malaysia.
  • Nhiệt độ: 21 – 26oC; pH = 6.8 – 7.
  • Màu sắc: Đặc điểm rõ nhất của loài này là ở đuôi cá có một đường viền màu đen, phần trên mầu trắng. Cá đực có vây đuôi chóp nhọn phía ngoài có mầu đen từ thẫm đến nhạt. Cả cá đực và cá cái đều có mầu vàng nâu, cá đực mầu thẫm hơn điểm các vết mầu ánh bạc và mầu ánh lóng lánh trong rất đẹp.
  • Thức ăn: Đa phần thức ăn của cá cảnh rất giống nhau, là loài cá đớp mồi.
  • Sinh sản: cá đẻ trứng ở đám rêu, cây thủy sinh, khoảng 100 – 150 trứng mỗi lần đẻ cá đực phóng tinh xong cỡ 48 giờ mang các cây có trứng ra ngoài một hồ khác có cùng một loại nước trong hồ cũ hay có thể cho cá bố mẹ sang một hồ khác. Hai tuần sau trứng sẽ nở cá con.

Thông tin về cá Bạc đầu xanh

Cá Bạc Đầu xanh được ưa chuộng và thích hợp với người mới nuôi cá cảnh. Nuôi cá này cần chú ý phòng cá nhẩy ra ngoài, có thể dùng nắp đậy có không khí. Loài này có nguồn gốc từ miền nam châu Á từ Pakistan đến Indonesia. Nó đã được phát hiện ở hai suối nước nóng ở Singapore. Được xác định bởi một đốm màu trắng trên đầu, loài này có thể đạt chiều dài lên tới 9 cm (3,5 in); nó có xu hướng sống ở tầng mặt nước và kiểm soát quần thể muỗi bằng cách ăn ấu trùng của chúng.

cá bạc đầu xanh
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn

Cá Bạc Đầu xanh. Nguồn: Wikipedia.

Chúng còn có tên khác là Cá Sóc, một loài cá cảnh thuộc dòng cá Killi, có thể nói cá Bạc Đầu là dòng cá Killi ở Việt Nam, chúng có tên “Bạc Đầu” vì trên đầu có một chấm sáng.

Chúng được phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á như Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Việt Nam. Chúng có màu sắc không sặc sỡ nên ít được nuôi làm cảnh. Nhưng hiện tại phong trào thủy sinh Biotope phát triển nên chúng được chú ý nhiều hơn. Thậm chí là được khai thác để làm thương mại.

Kích thước cá lớn nhất khoảng 4 cm. Chúng có thể sống được ở chỗ nước bị ô nhiễm và nhiệt độ từ 20 – 45oC. Loại cá này đẻ trứng bằng miệng được tìm thấy ở Tiểu Ấn, Indonesia, Malaysia và Srilanka. Chúng có mặt ở tại các cánh đồng, mương nước, rãnh nước và diệt bọ gậy muỗi rất hiệu quả. Đôi khi chúng còn chịu được nhiệt độ cao hơn rất nhiều ở những vũng nước tù đọng ngoài đồng ruộng. Thích sống bầy đàn, đẻ trứng mỗi lần khoảng 200 – 300, gặp môi trường mát, trứng sẽ nở. Là loài ăn tạp, khá dễ nuôi, thường sống tầng mặt và tầng giữa, tuy nhiên để kiếm mồi chúng vẫn hay xuống cả tầng đáy. Cá đẻ trứng lên giá thể cây thủy sinh, trứng nở sau 11 – 15 ngày. Cá ăn côn trùng nhỏ, cung quăng, thức ăn viên dạng nổi, cá khỏe, dễ nuôi, môi trường nước trong và mềm, ngọt hoặc lợ.

Tham khảo

  1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Aplocheilus_panchax, 11/06/2020.
  2. https://en.wikipedia.org/wiki/Blue_panchax, 11/06/2020.
  3. Trích từ sách “Kỹ thuật nuôi cá kiểng – Trần Văn Bảo – 2000”, tr 30 – 31.

Bài viết khác

Cá ông tiên – Pterophyllum Scalare

Cá ông tiên – Pterophyllum Scalare

Cá Ông Tiên là cá xuất phát từ Nam Mỹ, nhưng đã du nhập vào nước ta từ lâu. Cá có một thân mình thướt tha, uyển chuyển đẹp như tranh vẽ nhờ những vi kỳ mọc dài và to một cách thanh tú nên thời nào cũng được nhiều người ưa thích. Chỉ cần một cái hồ kiếng nhỏ, người ta...

Hồ biotope suối Ichetucknee – Hoa Kỳ

Hồ biotope suối Ichetucknee – Hoa Kỳ

Suối Ichetucknee (Florida) - Hoa Kỳ, tương đối nhỏ, dài khoảng 10Km bắt đầu từ những dòng suối khác, với nước trong như pha lê, chúng chảy qua những khu rừng đẹp như tranh vẽ của công viên bang Ichetucknee, trước khi đổ vào sông Santa Fe. Bờ của dốc, có nhiều đá,...

Kẽm trong hồ thủy sinh

Kẽm trong hồ thủy sinh

Kẽm được thực vật hấp thu dưới dạng cation Zn2+ tự do hoặc liên kết từ chất thải, khi độ pH cao, nó cũng được hấp thu dưới dạng ion ZnOH+. Kim loại cấu tạo một phần hoặc đồng chất của một Enzyme tham gia vào các quá trình chuyển hóa quan trọng. Ví dụ, Cu/Zn-superoxide...

Pin It on Pinterest

Share This