Cá lia thia phướng

Trong giống cá Lia thia, còn có một loại khác nữa, nếu không đề cập đến e rằng thiếu sót, đó là cá Lia thia Phướng.

Con cá Phướng cũng là cá Lia thia, nhưng trời sinh nó chỉ để làm cá kiểng chứ không phải làm cá đá, mặc dầu nó cũng biết đá, cũng hung hăng phùng mang trợn má như ai. Nhưng nó đá, không bền, ra đòn không nhậm lẹ vì vướng phải vi kỳ, và nhất là cái đuôi quá dài.

Cá Phướng mà nuôi làm kiểng thì tuyệt đẹp, vì toàn thân có màu hồng lợt, chót đuôi màu đỏ, khi cá phùng lên thì ai khó tính đến đâu cũng phải trầm trồ khen đẹp.

Người ta nuôi cá Phướng cũng là để sưu tập cho đủ bộ mà chơi, thỉnh thoảng cho cá đá bóng cho vui, chứ đá thật thì không ai muốn, vì đá đã không ra gì mà lỡ rách đuôi, rách vi thì trông con cá rách nát tả tơi, không ra làm sao cả.

So đẹp mã, tuy không nuôi để đá độ, nhưng cá Phướng thời nào cũng được bán với giá cao, không thua gì cá Xiêm thật.

Với cá Xiêm, cá Phướng, cách nuôi cũng như cách sinh sản cũng giống như cách thức của cá Lia thia ta đã được trình bày rõ ở phần trên.

Cũng xin được nói thêm là trong số cá kiểng được bày bán tại các gian hàng cá kiểng thì mặt hàng cá Lia thia (Ta, Xiêm, Phướng) bao giờ cũng có đông khách mua.

Một là giá cả vừa túi tiền mọi người, hai là nó là loại cá bình dân được phổ biến sâu rộng đến tất cả mọi giới; từ người lớn tuổi cho đến các em nhỏ học sinh.

Vì vậy, ai biết khai thác mặt hàng này, dù nhỏ lớn cũng đều sinh lợi cả.

Với người nuôi để sản xuất, trong nhà chỉ cần đặt mươi cái khạp nhỏ, ép chừng chục ổ cá Lia thia đủ loại, trước nhà chưng vài chục cái chai keo, cũng đủ cá để bán lai rai rồi. Nuôi cá này ít vốn, công lao bỏ ra không nhiều, mà mặt hàng lại không lúc nào ế ẩm.

Hiện nay, thế giới và nước ta đã có nhiều nghệ nhân cá cảnh lai được rất nhiều loại cá Phướng khác nhau như: Cá Halfmoon (đuôi có hình bán nguyệt), đuôi tưa,… và còn nhiều giống khác nhau nữa, bạn có thể xem thêm bài viết khác ở tag Betta.

Bài viết này được trích từ sách “Thú chơi cá kiểng xưa và nay“, Việt Chương, 1994; trang 46 – 47.

Bài viết khác

Acorus gramineus ‘Pusillus’ – Thạch xương bồ Pusillus

Acorus gramineus ‘Pusillus’ – Thạch xương bồ Pusillus

"Pusillus" là một dạng lùn của Thạch xương bồ, Acorus gramineus. Nó cũng được xếp vào một giống cây Acorus gramineus var. pusillus. Nó được bày bán nhiều trong lĩnh vực thủy sinh từ lâu, nhưng nó bị coi là có giá trị thấp hoặc không phù hợp để làm cây thủy sinh cảnh....

Alternanthera reineckii

Alternanthera reineckii

Nếu ai đó trong giới chơi thủy sinh hoang dã nói đến loài thực vật thủy sinh Alternanthera reineckii, thì có nghĩa là đang nhắc đến một loài thực vật tương đối nhỏ của loài này. Nó được biết đến như cây thủy sinh cảnh trong nhiều năm nhưng bắt đầu biến mất khỏi các hồ...

Hướng dẫn nuôi cá vàng Hạc Đỉnh Hồng

Hướng dẫn nuôi cá vàng Hạc Đỉnh Hồng

Hầu hết những người nuôi cá đều bắt đầu nuôi cá vàng hoặc cá bảy màu, lia thia,... và họ sẽ rất sốc nếu những con cá bắt đầu có triệu chứng bất thường. Tôi sẽ giới thiệu một bài đầy đủ về loài cá vàng Hạc Đỉnh Hồng hay tên tiếng anh là: Redcap Oranda Fancy Goldfish....

Pin It on Pinterest

Share This