Cách hạ pH trong thủy sinh

Một trong những yếu tố quan trọng khi nói đến việc duy trì chất lượng nước trong hồ thủy sinh là độ pH, một trong những thông số chính của nước. Cho nên bài viết này sẽ hướng dẫn và giới thiệu với các bạn một số hạ pH trong hồ thủy sinh.

Độ pH ở trong nước máy, thứ mà chúng ta thường xuyên sử dụng để thay nước cho hồ của bạn, không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt nhất cho nhu cầu đa dạng của cá trong hồ.

Vì điều đó, nên tôi luôn khuyên mọi người luôn tham khảo các bài viết trong Aquafish mà tôi đã nghiên cứu, biên soạn để mọi người có thể điều chỉnh độ pH trong hồ theo ý của mình. Tùy theo loài cá, thực vật hay tép mà chúng ta sẽ điều chỉnh độ pH khác nhau. Thậm chí là một loài cá, sẽ sinh trưởng tốt và sẽ sinh sản ở hai độ pH hoàn toàn khác nhau.

Tuy nhiên, đây không phải là một công việc dễ dàng và sẽ có nhiều cách để làm điều đó, tùy thuộc vào việc bạn cần tăng hay giảm độ pH.

Độ pH và mối quan hệ của nó với các loài cá

thang đo pH trong thủy sinh
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn

Độ pH của nước được đo từ 0 đến 14 độ, trong đó với độ pH bằng 7 được xem là trung tính.

Các giá trị pH dưới 7 được xem là có tính Axit, lớn hơn 7 là có tính Kiềm.

Các loài cá khác nhau sẽ thích ứng với các độ pH khác nhau và độ pH phù hợp cho loài cá này thì không chắc chắn sẽ phù hợp với loài cá khác.

Điều này đặc biệt quan trọng trong các hồ cá có tính “cộng đồng”. Nhiều loài khác nhau trong cùng một hồ sẽ làm cho việc điều chỉnh pH khó khăn.

Bất cứ khi nào bạn quyết định đưa một loài cá mới vào hồ, bạn nên đảm bảo độ pH trong hồ sẽ phù hợp với chúng.

Nếu điều này bị bỏ qua hoặc không được xem trọng, cá mới của bạn có khả năng bị sốc nước, dẫn đến chết. Những loài cá trong hồ vẫn khỏe mạnh do chúng đã làm quen được với độ pH trung bình trong hồ, nên không có hoặc ít xảy ra hiện tượng sốc nước.

Cách để hạ pH trong thủy sinh

màu sắc từng độ pH trong hồ
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn

Khi muốn thay đổi độ pH trong hồ cá, bạn có thể tăng hoặc giảm chúng.

Tăng độ pH sẽ dễ hơn là việc làm giảm nó vì bạn không thể loại bỏ khoáng chất khỏi nước hoặc điều chỉnh khả năng đệm của hồ cá mà không cần lọc.

Có một số cách để ha pH trong thủy sinh; một số cách là tự nhiên và một số cách là sử dụng chất hóa học, nhưng điều quan trọng là sử dụng càng ít hóa chất trong hồ càng tốt.

Hạn chế chính khi sử dụng chất hóa học là chúng có thể thay đổi độ pH quá nhiều hoặc quá nhanh, khiến cá của bạn không có thời gian thích nghi.

Làm sạch hồ của bạn

Làm sạch hồ cá của bạn thường xuyên là cách tốt nhất để giảm Amoniac, lý do chính khiến độ pH trong hồ tăng lên.

Điều này cũng có lợi vì nó làm giảm chất thải của cá thường xuyên và làm sạch bất cứ thức ăn thừa nào còn sót lại.

Ngoài ra, bạn nên làm sạch cả nền sỏi đá để loại bỏ các cặn vụng và làm sạch đồ trang trí trong hồ như đá, lũa,… và tuyệt đối không dùng xà phòng để làm sạch chúng.

Nên thay nước thường xuyên, thay 10% nước mỗi ngày hoặc thay 30% nước sau mỗi 5 ngày.

Bộ lọc nước

Đôi khi độ pH trong hồ của bạn sẽ tăng lên khi bộ lọc của bạn không đủ sức để lọc hết lượng nước trong hồ.

Nếu bộ lọc của bạn hoạt động hoàn hảo, nhưng độ pH vẫn tăng cao, hãy xem xét đến việc thay bộ lọc có công suất mạnh hơn hoặc gắn thêm bộ lọc phụ.

Thêm Peat Moss để giảm pH tự nhiên

Sử dụng than bùn, than hoạt tính, Peat Moss được xem là những phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất để hạ pH trong thủy sinh.

Phương pháp này có thể được làm theo nhiều cách khác nhau, nhưng phổ biến nhất là để Peat Moss vào hệ thống lọc của bạn, bạn có thể bất cứ đâu trong hệ thống lọc để nước có thể đi qua nó. Bạn có thể thay Peat Moss bằng than hoạt tính, nhưng vấn đề là nước hồ cá của bạn có thể chuyển sang màu trà. Đây là loại nước đen mà tôi đã đề cập trong bài viết Làm hồ Biotope phong cách Rio Negro.

Bạn có thể hạn chế việc thay đổi màu nước bằng cách ngâm Peat Moss, than hoạt tính vào một thùng chứa nước khác trong vài ngày, để chúng “nhả” bớt Tannin ra ngoài (loại hóa chất gây màu trà cho nước, tốt cho cá, nhưng màu sắc có vẻ dơ), hoặc luộc chúng trong 10 – 15 phút để giảm màu nước.

Phải mất một khoảng thời gian để bạn quen với việc này, nhưng đây là cách hiệu quả để hạ pH cho hồ cá.

Thêm gỗ lũa vào hồ

Thêm lũa vào hồ của bạn là một cách tuyệt vời để hạ pH của nước, đặc biệt là nhìn nó tự nhiên và tái tạo các điều kiện như trong thiên nhiên như: chỗ trú ẩn cho cá, rong rêu bám lên lũa tạo bố cục tự nhiên như hồ Biotope.

Nó sẽ giải phóng một lượng lớn Tannin vào nước, do đó làm cho độ pH thấp hơn.

Nó cũng có vấn đề là làm thay đổi màu nước của bạn sang màu trà, bạn cũng có thể xử lý trước gỗ lũa đó bằng cách ngâm nước hoặc luộc.

Nhưng tôi khuyên bạn nên đun sôi lũa vì như vậy sẽ hạn chế một số nấm và vi khuẩn bất lợi cho cá, cũng như diệt bớt các trứng ốc hại, đĩa, sán,…

Thêm lá bàng vào hồ

Lá bàng là một trong những phương pháp hạ độ pH trong hồ cá theo cách tự nhiên mà đem lại tính thẩm mỹ cho hồ cá của bạn. Phương pháp này khá phổ biến với nhiều người vì lá bàng dễ kiếm và mang lại hiệu quả cao.

Bạn có thể dễ dàng thay lá bàng trong hồ khi lá mục rữa hoặc lấy lá làm thức ăn cho ốc, cá và tép khi cá đã mục rữa.

Sử dụng hệ thống nước RO – Thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis)

Thẩm thấu ngược là một phương pháp lọc nước sử dụng nhiều lớp lọc và màng lọc để loại bỏ nhiều phân tử và ion để làm nước sạch hơn và tươi hơn.

Các hệ thống này rất tốn kém, nhưng hệ thống này có thể giúp giảm độ pH trong hồ của bạn hiệu quả hơn và có độ chính xác cao hơn những phương pháp khác. Đây là chắc chắn là phương pháp hiệu quả và sử dụng được lâu dài cho hồ của bạn.

Loại bỏ các tác nhân gây tăng độ pH

Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp để hạ độ pH nhưng sẽ có tác dụng trong thời gian ngắn hoặc chỉ giảm chút ít rồi quay lại độ pH cao như ban đầu. Cho nên bạn nên chú ý đến các tác nhân gây tăng độ pH trong hồ và loại bỏ chúng.

  • San hô (chứa nhiều Canxi, Mg và HCO3, làm tăng pH và làm cứng nước – tăng gH).
  • Sỏi ba màu có lẫn vỏ ốc nhỏ: giống san hô.
  • Cát muối tiêu (nó chính là san hô, vỏ ốc xay nhuyễn).
  • Một số loại đá màu trắng như đá tai mèo, kẹp kem,…

Giảm pH hồ cá bằng hóa chất

Cung cấp CO2 dạng khí nén, cách này vừa dễ vừa có lợi cho cây thủy sinh và cả sự cân bằng trong hồ. Dùng khí CO2 có thể làm giảm độ pH từ 0.7 – 1 độ là an toàn và đã đảm bảo đầy đủ khí CO2 cho cây. Cách làm là đo độ pH của hồ trước khi có khí CO2 rồi ghi lại kết quả làm mốc, sau đó bắt đầu cho CO2 vào hồ và cứ 30 phút đo lại pH 1 lần, khi nào nó thấp hơn mức khi chưa có CO2 1 độ là tốt.

Dùng một số Acid an toàn như: Ascorbic Acid (vitamin C), Acid Nitric (HNO3), Acid Citric, hoặc Acid Photphoric (H3PO4 – chuyên hạ ph cho hồ cá Dĩa). Mình hay dùng HNO3 và H3PO4 để hạ pH khi cần thiết. Cách làm là lấy vài ml acid trên, pha loãng vào nước rồi cho vào hồ, sau 5 – 10 phút thì đo lại pH của hồ để xem giảm được bao nhiêu độ, sau đó tự canh chỉnh cho từng hồ. Hồ 300L của mình cần dùng 10ml HNO3 để hạ 1 độ pH. Lưu ý là một số acid trên tuy nhẹ nhưng vẫn phải cẩn thận khi dùng, không tiếp xúc trực tiếp bằng da hay hít.

Tham khảo

  1. https://www.theaquariumguide.com, 10/06/2020.
  2. https://thuysinhaz.com, 10/06/2020.

Bài viết khác

Lưu huỳnh trong hồ thủy sinh

Lưu huỳnh trong hồ thủy sinh

Thực vật hấp thụ Lưu huỳnh dưới dạng icon Sunfat (SO42-). Đó là “trong số những thứ khác” cần thiết cho sự hình thành chất diệp lục, quang hợp, hô hấp, sử dụng Phốt phát và chất dinh dưỡng khác. Lưu huỳnh là một phần của axit amin Lưu huỳnh và đó cũng yếu cơ bản của...

Cá Lia thia Xiêm – Betta Siamese

Cá Lia thia Xiêm – Betta Siamese

Nói đến con cá Lia thia ta, không thể không đề cập đến con cá Lia thia Xiêm, một giống cá đá lớn con, mạnh mẽ, giống này không phải của nước mình, nhưng được du nhập vào từ lâu, ít ra cũng cả trăm năm nay. Cá Lia thia Xiêm, được gọi tắt là cá Xiêm, xuất xứ tại Thái...

Thay nước và bảo dưỡng hồ thủy sinh hoang dã

Thay nước và bảo dưỡng hồ thủy sinh hoang dã

Trong niềm đam mê thủy sinh hoang dã, một trong những yếu tố bắt buộc để có hồ sạch đẹp là dành ít nhiều thời gian bảo dưỡng chăm sóc định kì. Đúng là trong một số trường hợp, người chơi quá bận rộn hay vì những lý do bất khả kháng mà phải "bỏ bê" hồ thủy sinh của...

Pin It on Pinterest

Share This