Caridina multidentata – Tép Amano hoang dã

Tép Amano là một loài tép cảnh phổ biến trong thủy sinh hoang dã. Nó nổi tiếng chỉ sau tép Red Cherry. Chúng bắt nguồn từ một người chơi thủy sinh nổi tiếng Takashi Amano, người thường xuyên sử dụng loài tép này trong hồ thủy sinh như một loài ăn tảo. Tuy nhiên, đây là một loài tép khó nuôi và hầu như tất cả cá thể được bán trên thị trường đều được đánh bắt trong tự nhiên. Có người đã nuôi sinh sản thành công nhưng rất hiếm.

hình ảnh tép amano
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn

Caridina multidentata là một loài tép thuộc họ Atyidae. Có nguồn gốc từ Nhật Bản và một số khu vực ở bán đảo Triều Tiên, Đài Loan. Nó thường được gọi là tép Amano, tép Yamato, tép ăn tảo hay tép Nhật.

Bạn nên nuôi chúng trong hồ có thể tích ít nhất là 38L, có thể nuôi riêng biệt hoặc nuôi chung với loài khác, nhưng trong hồ nên có nhiều thực vật thủy sinh để giúp chúng ẩn nấp, bớt căng thẳng.

Tép Amano có thể sống từ 2 – 3 năm trong môi trường nuôi nhốt. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng sẽ không chết khi mới đưa vào hồ mới. Nó trải qua rất nhiều căng thẳng trong quá trình đánh bắt và vận chuyển đi khắp thế giới, và khi về đến hồ của bạn, sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, pH sẽ khiến chúng nhanh chết hơn.

Màu sắc của tép Amano

Chúng thường có màu xám nhạt mờ, đôi khi còn có màu xanh lá cây, nâu nhạt hoặc nâu đỏ nhạt. Đặc điểm khác là chúng có nhiều chấm và dấu gạch ngang chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Các chấm này thường có màu xám xanh hoặc nâu đỏ. Râu tương đối dài, mắt to, chân nhanh nhẹn và có cái đuôi mở rộng.

Chăm sóc

Việc chăm sóc tép Amano sẽ tương đối dễ dàng. Chúng thích sống theo bầy và khi hồ chỉ có riêng chúng, thì sẽ tốt hơn. Chúng thích có nhiều thực vật thủy sinh để ẩn nấp với nhiệt độ từ 22 – 25oC và pH từ 7.2 – 7.5.

tép Amano đang bơi trong hồ
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn

Tép Amano thích môi trường nước cứng, lưu thông tốt và có dòng chảy nhẹ. Chúng cũng rất nhạy cảm với Amoniac, nồng độ Nitrate cao và quan trọng nhất là tránh Đồng.

Khi chúng chết, cơ thể sẽ chuyển sang màu cam sáng. Tép hoặc ốc có thể ăn vỏ của chúng để bổ sung thêm khoáng chất. Nhưng sau đó bạn nên loại bỏ con tép chết khỏi hồ, để tránh sự tăng đột biến của Ammonia.

Tép Amano ăn những loại thức ăn gì?

Chúng nổi tiếng là loài ăn tảo, và dọn dẹp hồ cá. Vì vậy không nên nuôi chúng trong hồ quá “sạch sẽ”, có thể sẽ không đủ nguồn thức ăn tự nhiên cho chúng. Chúng cũng hay ăn thức ăn dạng viên, rau,…

Khi thức ăn viên được cho vào, chúng sẽ bơi lại và dành lấy. Và khi bạn cho loại cám vào hồ, chúng sẽ điên cuồng mà ăn, và lúc này bạn phải có quy tắc. Là cho ăn ít, vừa đủ cân bằng, để tránh làm ô nhiễm hồ.

Chúng cũng ăn cả tép, ốc hay cá chết. Nhưng khi bạn thấy xác, bạn nên vớt ra mà không để chúng ăn. Vì có thể gây bệnh cho chúng và làm tăng Ammonia.

Hãy cẩn thận khi có cá bột, vì chúng cũng thích ăn cá bột.

Tép Amano thích những hồ có bộ lọc bọt biển, vì một số thức ăn sẽ bám vào miếng bọt và chúng sẽ lại ăn từ từ.

Sinh sản

Tép Amano cần nước lợ để sinh sản. Con cái mang nhiều trứng, có thể là do tỷ lệ hao hụt sau khi nở. Tép nở ra sẽ như ấu trùng nhỏ trôi nổi trong nước. Ấu trùng rất mỏng manh và cần được chăm sóc đặc biệt.

tép amano đực và cái
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn
Hình ảnh tép Amano đực và cái.
tép Amano đang ôm trứng
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn
cận cảnh trứng của tép Amano
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn
tép amano con
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn
Tép Amano con.

Ấu trùng được nuôi dưỡng trong nước mặn cường độ mạnh (35 ppt) có màu xanh như hạt đậu với tảo Tetraselmis. Không cần bổ sung thêm thực phẩm khác. Tôi đã thử nuôi trong điều kiện này, và cho đến nay vẫn cho kết quả tốt:

Chiếu sáng 24 giờ.
Sục khí nhẹ.
Nhiệt độ dao động trong khoảng 21 – 26oC.

Trong điều kiện đó, ấu trùng sẽ bắt đầu biến thành hậu ấu trùng sau khoảng 20 ngày. Nhiệt độ cao hơn sẽ làm chậm sự phát triển. Chỉ mất khoảng 6 tháng cho một vòng đời đầy đủ từ khi nở đến lần sinh sản đầu tiên.

Bài viết khác

Lưu huỳnh trong hồ thủy sinh

Lưu huỳnh trong hồ thủy sinh

Thực vật hấp thụ Lưu huỳnh dưới dạng icon Sunfat (SO42-). Đó là “trong số những thứ khác” cần thiết cho sự hình thành chất diệp lục, quang hợp, hô hấp, sử dụng Phốt phát và chất dinh dưỡng khác. Lưu huỳnh là một phần của axit amin Lưu huỳnh và đó cũng yếu cơ bản của...

Bloodworms – Thức ăn bổ dưỡng dành cho cá cảnh

Bloodworms – Thức ăn bổ dưỡng dành cho cá cảnh

“Bloodworm” là một cái tên không rõ ràng, nhưng phổ biến vì thường được hiểu là một trong những lựa chọn thức ăn phổ biến dành cho cá cảnh. Mặt khác, khoa học đã phân loại hai loài Bloodworm chính: những loài thuộc họ Chironomidae và những loài thuộc chi Glycera....

Những loài cá thích hợp nuôi chung với Betta

Những loài cá thích hợp nuôi chung với Betta

Có phải bạn đã từng suy nghĩ như thế? Hồ còn trống nhiều quá? Chúng ta có thể để loài nào sống chung được với Betta mà chúng không tấn công các loài khác? Câu trả lời là 5 loài sau đây có thể sẽ phù hợp với Betta của bạn, thích hợp để nuôi chung và sống hòa bình với...

Pin It on Pinterest

Share This