Mangan được thức vật hấp thu dưới dạng cation Mn2+ và cũng có thể được hấp thụ từ các chất thải trong hồ. Các chức năng của nó trong cây hầu hết có liên quan đến quá trình Oxy hóa khử cao và khả năng dễ dàng thay đổi giữa hóa trị hai và hóa trị ba (Mn2+, Mn3+), rất giống với Sắt. Đây là yếu tố tạo thành một phần hoặc toàn phần của nhiều Enzyme, ví dụ: nó cần thiết trong quá trình Axit Cictric, quá trình phân tách nước và vận chuyển Electron trong quá trình quang hợp hoặc trong quá trình đồng hóa Nitơ (Enzyme Nitrate Reductase).
Nó cũng đóng vai trò trong việc hình thành Axit Amin gốc thơm Phenylalanine và Tyrosine, như vậy nó cũng là thành phần của Phenolic và rượu, Mangan cũng rất quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh nhiễm trùng (nấm,…). Hơn nữa, Mangan cần thiết trong quá trình tổng hợp chất diệp lục và bảo vệ mô lục lạp khỏi các gốc tự do. Do đó, việc sản xuất chất diệp lục bị giảm khi thiếu Mangan và vỏ Protein để bảo vệ chất diệp lục không bị phá hủy. Cây khi thiếu Mangan sẽ có màu vàng, tương đương với triệu chứng bị thiếu Sắt. Hơn nữa, chồi và rễ sẽ có tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Thực vật trên cạn có thể hấp thụ nhiều Mangan hơn, giống như các kim loại vi lượng khác, hấp thụ tốt khi độ pH trong đất thấp. Đất bị khô có thể dẫn đến thiếu Mangan. Hàm lượng Sắt, Đồng hoặc Kẽm cao trong đất cũng có thể cản trợ sự hấp thu của Mangan.
Không có nhiều thông tin về việc thực vật thủy sinh sẽ cần bao nhiêu Mangan, và các triệu chứng thiếu hụt Mangan sẽ như thế nào. Dường như Sắt là nguyên tố vi lượng duy nhất mà thực vật thủy sinh cần hơn.