Pelvicachromis pulcher – Cá Hoàng Đế

Pelvicachromis pulcher là một loài cá nước ngọt trong họ cá Hoàng Đế, đây là loài cá đặc hữu ở đồng bằng Nigeria, ngã ba sông Ethiopia và sông Jamieson và bờ biển phía nam của Camroon. Một số quần thể có thể sống được ở môi trường nước lợ.

Một cặp cá Pelvicachromis pulcher "Nigeria yellow"
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn
Một cặp cá Pelvicachromis pulcher “Nigeria yellow”

Chúng thường được bán với tên Kribensis, cá Hoàng đế cầu vồng hay cá Hoàng đế tím.

Ban đầu chúng có tên là Pelmatochromi Kribensis, tuy nhiên, ngày nay tất cả các loài Pelvicachromis được gọi là “Kribs”, cho nên đây cũng là tên chi của chúng.

  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn

Trong tự nhiên, P. pulcher đực phát triển đến 12.5cm và nặng tối đa 9.5g. Con cái nhỏ hơn, chỉ đặt 8.1cm. Cả hai giới đều có một sọc dọc chạy từ vây đuôi tới miệng và bụng có màu đỏ hay hồng, độ đậm nhạt thay đổi vào mùa ghép đôi và sinh sản. Vây lưng và đuôi có các đóm đen màu đỏ. Các con trống có thể có nhiều màu sắc khác nhau trong cùng một khu vực.

Thông số hồ để nuôi Pelvicachromis pulcher

Kích thước hồ tối thiểu dành cho một cặp nên là 71L, hồ nên có nhiều ẩn nấp và là nơi sinh sản tiềm năng. Chậu đất sét, hang đá, rễ cây, hỗ lũa đều có thể sử dụng. Chúng không cần nhiều thực vật thủy sinh, nhưng chúng cần chất nền bằng sỏi mịn hoặc cát, để chúng dễ đào lỗ khi sinh sản.

Nhiệt độ từ 24 – 27 độ C, pH từ 5 – 7.5, kH từ 0 – 12.

Một con cá đực loài Pelvicachromis pulcher "Nigeria red"
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn
Một con cá đực loài Pelvicachromis pulcher “Nigeria red”

Chúng có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau. Loại thức ăn viên chuyên dành cho Cichlid cũng là một lựa chọn tốt, nhưng bạn nên thường xuyên bổ sung thức ăn đông lạnh hoặc tươi sống cho chúng.

Không nên nuôi chúng với các loài cá lớn hơn hoặc năng động, vì tính chúng khá nhút nhát. Nhưng hồ phải rộng hơn, vì khi chúng sinh sản sẽ cần không gian lãnh thổ nhiều hơn.

Sinh sản

Việc sinh sản ở loài P. pulcher này khá dễ dàng. Hầu hết những người mới nuôi loài cá này cũng có thể cho chúng sinh sản tự nhiên trong hồ cộng đồng, vì chúng sẽ tự bắt cặp. Nhưng để cho chúng tự làm việc này, bạn nên nuôi một bầy gồm 6 con trở lên, thì chúng sẽ tự tìm “đối tác” và tạo tổ sinh sản. Nếu bạn chỉ cho một cặp trong hồ, có thể chúng sẽ không đồng thuận và dẫn đến cái chết của một trong hai con. Nếu bất đắc dĩ bạn chỉ mua được một đực với một cái, thì bạn nên chọn con đực to nhất và con cái sặc sỡ nhất trong bầy của người bán.

Hồ nên thiết lập với nhiệt độ dưới 27oC và pH 6.5 – 7. Vì với thông số này cá con trong lứa sinh ra sẽ đồng đều về giới tính. Nếu nước quá kiềm, cá con chủ yếu sẽ là cá đực, và ngược lại. Bạn nên để thêm nhiều địa điểm sinh sản như gốc lũa, chậu đất,… và bạn nên sử dụng bộ lọc nhẹ nhàng như lọc bọt biển, để tránh bộ lọc mạnh hút cá con vào trong.

Để đảm bảo tỷ lệ sống cho cá con, bạn không nên nuôi thêm các loài sống ở tầng đáy nào khác, đặc biệt là cá da trơn, vì chúng sẽ ăn cá con và trứng. Nhưng bạn có thể nuôi các loài tetra, neon,… sẽ giúp chúng giảm stress hơn. Nên cho cá ba, mẹ ăn nhiều loại thực phẩm tươi sống và đông lạnh, để đảm bảo sức khỏe trong quá trình chúng sinh sản.

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy quá trình sinh sản sắp bắt đầu là màu sắc của chúng sẽ đậm hơn, đặc biệt là cá cái, bụng của chúng sẽ sẫm lại, thậm chí là có màu tím đậm. Thông thường, cá cái sẽ khoe mẽ trước mặt con đực, bơi lội xung quanh con đực để “khoe” chiếc bụng màu tím của nó, để dụ con đực cùng sinh sản với nó. Khi đã sẵn sàng, cặp đôi sẽ chọn một hang động hoặc tự đào hang dưới một gốc lũa để đẻ trứng, và chúng sẽ biến mất trong vài ngày.

Mỗi lần sinh sản, chúng có thể đẻ đến 300 trứng, cá cái sẽ nhận trách nhiệm chăm trứng, còn con đực sẽ canh phòng bảo vệ lãnh thổ. Trứng sẽ nở sau 2 – 3 ngày, và cá con có thể bơi lội sau 7 – 8 ngày. Lúc này chúng ta sẽ thấy cá ba mẹ dắt cá con bơi khắp hồ để tìm thức ăn. Những cá con bơi lạc sẽ cuộn tròn lại trốn vào miệng của cá ba mẹ, để ba mẹ chúng đưa chúng trở lại đàn.

Bạn nên để cá ba mẹ chăm sóc cá con đến khi chúng có thể ăn được trùn chỉ, hay thức ăn khô. Sau đó bạn có thể tách cá ba mẹ ra để chăm sóc cho đợt sinh sản tiếp theo hoặc tách cá đực ra, vì chúng sẽ hung dữ với cá cái vào thời điểm này.

Bài viết khác

Mangan trong hồ thủy sinh

Mangan trong hồ thủy sinh

Mangan được thức vật hấp thu dưới dạng cation Mn2+ và cũng có thể được hấp thụ từ các chất thải trong hồ. Các chức năng của nó trong cây hầu hết có liên quan đến quá trình Oxy hóa khử cao và khả năng dễ dàng thay đổi giữa hóa trị hai và hóa trị ba (Mn2+, Mn3+), rất...

Sử dụng Melafix trong cá cảnh

Sử dụng Melafix trong cá cảnh

Melafix (tinh dầu tràm) có tác dụng trị thối vây, đục mắt, lở miệng trên cá cảnh. Đặc biệt an toàn cho cây thủy sinh và không ảnh hưởng đến độ pH. Melafix (nồng độ 1%) với thành phần chính là tinh dầu tràm (Melaleuca) có tác dụng kháng khuẩn. Công dụng cụ thể: Làm...

Phốt pho trong hồ thủy sinh hoang dã

Phốt pho trong hồ thủy sinh hoang dã

Phốt pho có nhiều dạng như hữu cơ và vô cơ, được thực vật hấp thụ dưới dạng Phốt phát (PO43-), hay nói chính xác hơn là ion Dihydrogenous Phốt phát (H2PO4-). Phốt pho đóng vai trò quyết định trong quá trình chuyển hóa của tất cả các sinh vật sống – nó điều chỉnh sự...

Pin It on Pinterest

Share This