Thực vật ban đầu sống dưới nước, về sau dần dần chuyển lên sống trên cạn và thoát ly khỏi môi trường nước, phát triển thành một quần thể thực vật phồn thịnh. Nhưng, còn một số thực vật vẫn sống dưới nước, đó chính là loài thủy sinh mà tôi đang nghiên cứu tại đây.
Thực vật cũng có một số thay đổi phát sinh trong quá trình tiến hóa phát triển từ nước lên cạn, chúng có sự ảnh hưởng lẫn nhau, có liên hệ với nhau và chế ước lẫn nhau.
Vì thế mà các nhà thực vật học cho rằng, quần thể thực vật sống trên cạn tuy là tiến hóa từ nước lên, nhưng trải qua sự thuần hóa của bàn tay con người thì một số thực vật có đặc tính riêng biệt lại có thể trở về sống dưới nước.
Vì thế có rất nhiều nghệ nhân và những người yêu thích thủy sinh trên thế giới tuân theo quy luật này mà sưu tầm, thuần hóa và đã cho ra đời loài thực vật có thể trồng trong hồ kiếng gia đình – đó là thực vật thủy sinh cảnh.
Về quá trình tiến hóa của thực vật thủy sinh, một số học ngày nay cho rằng thực vật thủy sinh là loài thực vật bậc cao tiến hóa lên trên cạn rồi lại trở về sống dưới nước. Luận điểm này sớm đã được chứng thực từ những hóa thạch phát hiện được.
Trong quá trình khảo cổ gian nan, người ta đã phát hiện hóa thạch của một loài tảo tùng trong địa tầng từ trung sinh đại đến tân sinh đại; tiếp theo đó, người ta phát hiện ra phấn hoa của loài hoa súng và cây thủy biết (cây lá sắn) trong địa tầng kỉ cacbon cổ sinh đại. Ở đây xin nói rõ rằng, thời đại kỷ cacbon là thời kỳ dương xỉ phát triển mạnh, trên cạn cũng đã xuất hiện quần thể thực vật.
Hơn nữa, trong địa tầng ở cuối kỷ Cambri, người ta cũng đã phát hiện ra phấn hoa hóa thạch của loài rau nhãn tử. Điều này đủ để chứng minh rằng, ở thời kỳ đầu trước khi xuất hiện thực vật trên cạn, thì đã xuất hiện quần thể thực vật một la mầm là loài thực vật thủy sinh.