Sử dụng lá khô trong hồ thủy sinh Biotope

Thủy sinh có rất nhiều thể loại, nhưng tôi vẫn thích nhất là thủy sinh Biotope vì chúng mang đến vẻ huyền ảo thực sự của thiên nhiên, nét đẹp tinh tế của tự nhiên và không quá mất công trong việc chăm sóc hồ.

Về cơ bản, lá bàng khô và rất nhiều các loại lá khô, cành cây khô, quả gỗ khô khác khi thả vào bể đều có một loạt công dụng giống nhau, chỉ khác ở chỗ có loại cho kết quả nhanh hơn, tác dụng mạnh hơn và ngược lại.

mẫu hồ thủy sinh biotope
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn
Một hồ thủy sinh theo phong cách Biotope.

Giảm chỉ số pH trong thủy sinh Biotope

Đúng và chỉ đúng khi chỉ số kH trong bể các cụ rất thấp hoặc bằng 0. kH được định nghĩa là độ cứng tạm thời của nước, nhưng tôi thích hiểu nó là bộ đệm giúp TRUNG HOÀ ACID của nước, bộ đệm này đóng vai trò ổn định pH và nó có giới hạn. Nếu chỉ số này trong hồ cao, thả cả đống lá bàng nó cũng không giảm pH vì Acid Humic nhả ra trong quá trình phân huỷ chậm, ra bao nhiêu kH xử lí bấy nhiêu, chỉ tăng chỉ số TDS. Như vậy, để giảm pH, buộc phải giảm kH trước.

cá và gỗ lũa trong thủy sinh biotope
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn
Cá cảnh sin sản tự nhiên trong hồ thủy sinh Biotope.

Vấn đề giảm kH, khi tôi đo chỉ số kH của nước máy bình thường thì rất cao, do không có hệ thống lọc RO nên để giảm kH thì cần sử dụng hóa chất hoặc chờ nước “cũ”. Vì khi nước đã cũ thì vi sinh trong hồ cũng thải ra Acid Humic. Vấn đề này xin được nói đến trong bài viết khác.

Tạo môi trường gần gũi với tự nhiên

Ngoài công dụng trang trí thì lá bị rữa sẽ sinh ra “Mùn” – sản phẩm cuối cùng của quá trình lọc sinh học diễn ra trong môi trường nước. Nó là hỗn hợp chứa tảo, màng vi sinh và các mảnh vụn hữu cơ. Có thể thấy nó xuất hiện khắp nơi trong các hệ sinh thái nước, chẳng hạn như sông suối, rừng ngập nước hay ao hồ, bể non bộ ngoài trời,… Đây là nguồn thức ăn chính của hầu hết các loài cá ăn thực vật và ăn tạp, đặc biệt là cá con trong tự nhiên. Nhiều hồ có chỉ số nước rất chuẩn, rất sạch nhưng mãi cá không đẻ phần lớn là vì cái này, hồ các bạn không đủ “bẩn”! Ngoài ra thì chính lớp lá mùn cũng nhả Acid Humic có công dụng kháng nấm, kháng khuẩn, giảm nồng độ Canxi và Magie khiến tỉ lệ trứng nở cao hơn do trứng ít bị vôi hoá, nấm mốc, vi khuẩn tấn công,…

lá khô trong thủy sinh Biotope
  • Facebook
  • Twitter
  • Pinterest
  • LinkedIn
Lá khô tạo môi trường tự nhiên cho cá sinh sống.

Hồ càng “bẩn”, cá càng thích nhưng cảnh quang càng xấu, vì có các màng hữu cơ, tạp chất lơ lửng trong nước.

Cách sử dụng lá khô trong thủy sinh Biotope

Có nhiều loại lá khô, cành khô nên sử dụng, có nhiều loại cũng không nên sử dụng vì ngoài Acid Humic, trong chúng còn có chất độc làm chết cá. Có thể luộc sơ qua để lá khô, cành khô dễ chìm, còn không thì rửa sơ qua nước muối loãng rồi để vào hồ luôn, có thể nhiều lá không chìm nhưng một hai ngày là chìm hết. Số lượng để tùy theo các bạn, để càng nhiều thì màu càng đậm, khó quan sát cá, cảnh vật trong hồ.

Bài viết khác

Cá lia thia phướng

Cá lia thia phướng

Trong giống cá Lia thia, còn có một loại khác nữa, nếu không đề cập đến e rằng thiếu sót, đó là cá Lia thia Phướng. Con cá Phướng cũng là cá Lia thia, nhưng trời sinh nó chỉ để làm cá kiểng chứ không phải làm cá đá, mặc dầu nó cũng biết đá, cũng hung hăng phùng mang...

Ram Cichlid – Cá Phượng Hoàng trong hồ thủy sinh

Ram Cichlid – Cá Phượng Hoàng trong hồ thủy sinh

Ram Cichlid (Mikrogeophagus Ramirezi) là loài cá nhỏ, xinh đẹp và chúng rất hiền lành. Ở Việt Nam, chúng thường được gọi là cá Phượng Hoàng, vì màu sắc sặc sỡ của chúng. Mặc dù nó được phát hiện hơn 30 năm sau loài Bolivian Ram (Mikrogeophagus Altispinosa) nhưng nó là...

Top 8 sai lầm khi nuôi cá của người mới

Top 8 sai lầm khi nuôi cá của người mới

Nuôi cá là một sở thích tuyệt vời và có thể mất nhiều năm để thành thạo. Khi bạn mới bắt đầu, bạn có thể cảm thấy quá sức và dễ mắc các sai lầm khi nuôi cá. Từ việc cho cá ăn quá nhiều và chọn sai kích thước hồ cho đến chu trình Nitơ, vì có quá nhiều kiến thức mới, có...

Pin It on Pinterest

Share This